Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc là điều khoản thứ hai của bộ tiêu chuẩn SA 8000:2014. Yêu cầu của điều khoản này được xây dựng để phù hợp với Công ước ILO 29 (Lao động cưỡng bức) và 105 (Xóa bỏ Lao động cưỡng bức).
Giải thích các định nghĩa có trong điều khoản
Để hiểu các yêu cầu của điều khoản về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, trước tiên ta cần làm rõ định nghĩa của những thuật ngữ được sử dụng trong điều khoản này.
- “Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc” = Tất cả công việc hoặc dịch vụ mà một người không tự nguyện làm và bị bắt thực hiện do bị đe dọa trừng phạt hoặc trả thù, hoặc được yêu cầu thực hiện như một hình thức trả nợ.
Định nghĩa này cũng tương tự định nghĩa “cưỡng bức lao động” trong Bộ luật Lao động 2019: “Cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.”
“Buôn người” = Tuyển dụng, điều chuyển, chứa chấp hoặc tiếp nhận người, bằng cách đe dọa, cưỡng bức, lừa gạt hoặc các hình thức áp bức khác, nhằm mục đích lạm dụng.
Các yêu cầu trong điều khoản Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc
Điều khoản Lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc có yêu cầu như sau:
- Tổ chức không được (bắt buộc) tham gia hoặc hỗ trợ sử dụng lao động cưỡng bức hoặc lao động bắt buộc, bao gồm lao động tù nhân, như định nghĩa trong Công ước 29, không được (bắt buộc) lưu giữ các giấy tờ tùy thân gốc và không được (bắt buộc) yêu cầu nhân viên đóng các khoản tiền/phí ‘đặt cọc’ cho tổ chức trước khi bắt đầu làm việc.
- Tổ chức cũng như các bên cung cấp lao động cho tổ chức không được (bắt buộc) lưu giữ lại dù một phần lương, phúc lợi, tài sản hoặc giấy tờ của nhân viên nhằm mục đích ép buộc người lao động tiếp tục làm việc cho tổ chức.
- Tổ chức phải (bắt buộc) đảm bảo người lao động không phải gánh chịu dù tất cả hay một phần của chi phí tuyển dụng.
- Nhân viên phải được quyền rời khỏi nơi làm việc sau khi hoàn thành ngày làm việc tiêu chuẩn, và được tự do chấm dứt quan hệ lao động sau khi đã đưa ra thông báo hợp lý cho tổ chức.
- Tổ chức và các bên cung cấp lao động cho tổ chức không được (bắt buộc) tham gia hoặc hỗ trợ buôn bán người.
Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 về Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động cũng quy định rằng cưỡng bức lao động là một hành vi bị cấm. Văn bản này cũng quy định rằng người lao động có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước trong trường hợp “Bị người sử dụng lao động ngược đãi, đánh đập hoặc có lời nói, hành vi nhục mạ, hành vi làm ảnh hưởng đến sức khỏe, nhân phẩm, danh dự; bị cưỡng bức lao động” – điểm c khoản 2 Điều 35 Bộ luật Lao động 2019.
Áp dụng thực tiễn
Các yêu cầu của điều khoản này được nêu rất rõ ràng và không khó thực hiện. Yếu tố quyết định thành công việc áp dụng điều khoản này là cam kết của lãnh đạo doanh nghiệp. Nếu lãnh đạo doanh nghiệp có đủ nhận thức, chính kiến và quyết tâm trong vấn đề nói “không” với cưỡng bức lao động thì điều khoản này chắc chắn có thể thực hiện dễ dàng. Doanh nghiệp cần xây dựng quy chế chính sách rõ ràng làm bằng chứng cho việc không hỗ trợ hoặc sử dụng lao động cưỡng bức.
Giải pháp
Để khắc phục những khó khăn trong việc hiểu và áp dụng điều khoản về lao động cưỡng bức hoặc bắt buộc, doanh nghiệp nên liên hệ với các chuyên gia của G-GLOBAL để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện của từng trường hợp thực tế.
Lý do chọn tư vấn / cấp chứng nhận SA 8000 tại G-GLOBAL
✔️G-GLOBAL với các chuyên gia hiểu biết về SA8000 cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhằm đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn này trước khi tiến hành đánh giá đầy đủ.
✔️Việc chuẩn bị đầy đủ trước khi chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian để có được chứng chỉ SA8000.
✔️G-GLOBAL có đội ngũ chuyên gia SA 8000 chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, làm việc trên toàn quốc.
✔️Nhân viên G-GLOBAL sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc 24/7
✔️G-GLOBAL đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất lượng nhất quán cho khách hàng trên mọi miền tổ quốc.
Hãy liên hệ với chúng tôi!
Vui lòng liên hệ với G-GLOBAL để nhận được Chứng nhận SA 8000 Quốc tế nhanh nhất:
Địa chỉ: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội
Điện thoại: 0985.422.225
Email: gglobal@gmail.com