SA 8000: Điều khoản về Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể

Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể là điều khoản thứ tư của bộ tiêu chuẩn SA8000:2014. Yêu cầu của điều khoản này được xây dựng để phù hợp với Công ước ILO 87 (Tự do hội đoàn), Công ước ILO 98 (Quyền thương lượng tập thể)

Giải thích các định nghĩa có trong điều khoản Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể

Để hiểu các yêu cầu của điều khoản về tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể, trước tiên ta cần làm rõ định nghĩa của những thuật ngữ được sử dụng trong điều khoản này.

  • Thỏa ước lao động tập thể” = Một giao ước chỉ rõ các điều khoản và điều kiện lao động, được thỏa thuận giữa một tổ chức (Ví dụ. Người sử dụng lao động) hoặc một nhóm người sử dụng lao động với một hoặc nhiều tổ chức người lao động.
  • Tổ chức = Là toàn thể một tổ chức lợi nhuận hoặc phi lợi nhuận có trách nhiệm thực hiện các yêu cầu của Tiêu chuẩn này, bao gồm tất cả nhân viên được tuyển dụng bởi tổ chức đó. Lưu ý: Ví dụ, tổ chức có thể là: công ty, tập đoàn, nông trại, đồn điền, hợp tác xã, tổ chức phi chính phủ và cơ quan chính phủ.
  • Nhân viên” = Tất cả những cá nhân được tuyển dụng hoặc hợp đồng với tổ chức, bao gồm nhưng không giới hạn từ giám đốc, điều hành, quản lý, giám sát, người lao động và người lao động hợp đồng như bảo vệ, nhân viên nhà ăn, nhân viên ký túc xá/nhà ở và nhân viên tạp vụ.
  • Người lao động” = Những nhân viên không nằm trong nhóm quản lý.
  • Tổ chức người lao động” = Một tổ chức tự nguyện và tự quản của người lao động được xây dựng nhằm mục đích xúc tiến và bảo vệ quyền và lợi ích của người lao động.

Các yêu cầu trong điều khoản Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể

Điều khoản Tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể có yêu cầu như sau:

  • Tất cả nhân viên phải có quyền thành lập, tham gia và(các) tổ chức công đoàn theo ý nguyện và nhân danh họ để thương lượng tập thể với tổ chức. Tổ chức phải tôn trọng quyền này và phải thông báo một cách hiệu quả cho nhân viên về việc họ được tự do tham gia các tổ chức của người lao động theo ý nguyện và không bị bất kỳ hậu quả hoặc sự trả đũa nào từ tổ chức. Tổ chức không được can thiệp bằng bất kỳ hình thức nào vào việc thành lập, hoạt động hoặc quản lý của (các) tổ chức người lao động hoặc việc thương lượng tập thể.
  • Trong trường hợp quyền tự do hội đoàn và thương lượng tập thể bị giới hạn bởi luật pháp, tổ chức phải (bắt buộc) cho phép người lao động tự do bầu chọn những đại diện của họ.
  • Tổ chức phải bảo đảm các thành viên của công đoàn, các đại diện của người lao động và bất kỳ nhân viên nào có tham gia vào việc tổ chức người lao động sẽ không bị phân biệt đối xử, quấy rối, đe dọa hoặc trả đũa vì là thành viên tổ chức công đoàn, đại diện người lao động hoặc tham gia vào việc tổ chức người lao động. Và tổ chức phải bảo đảm rằng những đại diện đó được tiếp cận các thành viên của họ tại nơi làm việc.

Áp dụng thực tiễn

Theo pháp luật quy định tại Bộ luật Lao động Việt Nam 2019, người lao động có quyền thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn (tổ chức của người lao động) và quyền thương lượng tập thể. Điều 66 bộ luật này quy định rằng: “Thương lượng tập thể được tiến hành theo nguyên tắc tự nguyện, hợp tác, thiện chí, bình đẳng, công khai và minh bạch”. Ngoài ra Bộ luật Lao động còn quy định về Quy trình thương lượng tập thể tại doanh nghiệp và các vấn đề khách liên quan đến thương lượng tập thể và đại diện người lao động.

Khó khăn lớn nhất khi thực hiện điều khoản này là doanh nghiệp cần xây dựng một cơ chế bảo mật, một quy trình khiếu nại khép kín, để bảo vệ các thành viên của công đoàn, các đại diện của người lao động và bất kỳ nhân viên nào có tham gia vào việc tổ chức người lao động khỏi nguy cơ bị quấy rối, đe dọa và trả đũa. Họ cũng cần có cơ chế phân chia quyền lực để tránh những tiêu cực trong nội bộ tổ chức.

Việc xây dựng cơ chế này cần phải được thực hiện bởi người có quan điểm khách quan và có kiến thức, hiểu biết tương đối về bảo mật hành chính và phân chia thẩm quyền để tránh tối đa hiện tượng phân biệt đối xử. Doanh nghiệp nên áp dụng các quy định của Bộ luật Lao động 2019 để xây dựng quy chế của mình sao cho phù hợp.

Giải pháp

Để khắc phục những khó khăn trong việc hiểu và áp dụng điều khoản về tự do hội đoàn và quyền thương lượng tập thể, doanh nghiệp nên liên hệ với các chuyên gia của G-GLOBAL để được tư vấn và hướng dẫn cụ thể phù hợp với điều kiện của từng trường hợp thực tế.

Lý do chọn tư vấn / cấp chứng nhận SA8000 tại G-GLOBAL

✔️G-GLOBAL với các chuyên gia hiểu biết về SA8000 cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhằm đạt được các yêu cầu của tiêu chuẩn này trước khi tiến hành đánh giá đầy đủ.

✔️Việc chuẩn bị đầy đủ trước khi chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian để có được chứng chỉ SA8000.

✔️G-GLOBAL có đội ngũ chuyên gia SA 8000 chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, làm việc trên toàn quốc.

✔️Nhân viên G-GLOBAL  sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc 24/7

✔️G-GLOBAL đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất lượng nhất quán cho khách hàng trên mọi miền tổ quốc.

Hãy liên hệ với chúng tôi!

Vui lòng liên hệ với G-GLOBAL để nhận được Chứng nhận SA 8000 Quốc tế nhanh nhất:

Địa chỉ: Tầng 7 Tòa nhà HLT Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng Cầu Giấy Hà Nội

Điện thoại: 0985.422.225

Email: gglobal@gmail.com

G-Global

Writer & Blogger

GGLOBAL

GGLOBAL cam kêt đem lại dịch vụ uy tín và chất lượng nhất cho khách hàng,

Dịch vụ

Bài viết mới nhất

Danh mục bài viết

Với văn phòng hoạt động nằm trên cả 3 miền tổ quốc, GGLOBAL cam kết đem lại dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất dành cho khách hàng

 

© 2023 – GGlobal.vn

Thông tin liên hệ