Chứng nhận HALAL là gì? Quy trình cấp chứng nhận HALAL cho doanh nghiệp

Chứng nhận Halal là chứng nhận được cấp để chứng minh sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp không chứa các thành phần bị cấm theo Tiêu chuẩn Halal với quy trình sản xuất phù hợp bởi cá nhân, tổ chức có chuyên môn và am hiểu về Halal.

Chứng nhận Halal là gì?

Chứng nhận Halal được đưa ra là để chứng nhận, đảm bảo xác nhận các dịch vụ, sản phẩm đạt tiêu chuẩn của đạo Hồi theo mặt tôn giáo trong đó bao gồm đánh giá về quy trình, nguyên liệu đầu vào, các công đoạn sản xuất,… Thông thường chứng nhận Halal sẽ có hiệu lực trong vòng 1 năm sau khi đạt chứng nhận thành công

tieu-chuan-chung-nhan-halal-la-gi
Halal: không được phép – Haram: được phép

Chứng nhận Halal được áp dụng rộng rãi cho rất nhiều các mô hình hình doanh nghiệp khác nhau: sản xuất, dịch vụ, mua bán,…Tùy vào từng quốc gia sẽ có điều kiện xuất khẩu hàng theo tiêu chuẩn Halal của riêng họ. 

Chứng nhận HALAL nhằm mục đích thống nhất các tiêu chuẩn trong sản phẩm cung cấp cho thị trường người Hồi Giáo. Đối tượng cần chứng nhận HALAL bao gồm:

  • Tất cả các đối tượng, doanh nghiệp, cơ quan tổ chức tham gia trong chuỗi cung ứng thực phẩm cho Người hồi giáo.
  • Tất cả sản phẩm không xác định được đạt tiêu chuẩn Halal hoặc Chứng nhận Halal đối với các sản phẩm thực phẩm có qua sơ chế/chế biến/ bảo quản thì người Hồi giáo sẽ không sử dụng.

Phân loại chứng nhận Halal theo phạm vi

Chứng nhận Halal cho chuỗi thực phẩm

Chứng nhận Halal cho chuỗi thực phẩm là chứng nhận nhằm xác nhận sản phẩm của tổ chức, doanh nghiệp đã đáp ứng các yêu cầu của tiêu chuẩn Halal từ giai đoạn trồng trọt, chăn nuôi cho đến lúc thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển. Để đạt chứng nhận Halal cho sản phẩm của mình, tổ chức/doanh nghiệp cần phải đảm bảo nguồn gốc nguyên liệu, quy trình sản xuất hợp quy, hệ thống quản lý chặt chẽ và nhân viên được đào tạo bài bản về Halal.

Dưới đây là phạm vi chứng nhận Halal cho chuỗi thực phẩm:

  • Thực phẩm
  • Phụ gia thực phẩm và hương liệu.
  • Dụng cụ, bao bì bao gói, chứa đựng thực phẩm.
  • Sản phẩm chăn nuôi và cơ sở giết mổ động vật.
  • Sản phẩm trồng trọt.
  • Sản phẩm thủy sản.
  • Sản phẩm thức ăn chăn nuôi, thủy sản.

Chứng nhận Halal cho sản phẩm tiêu dùng

Chứng nhận Halal cho sản phẩm tiêu dùng là chứng nhận được cấp để xác nhận sản phẩm của tổ chức/doanh nghiệp không chứa các thành phần bị cấm theo Tiêu chuẩn Halal với quy trình sản xuất hợp quy bởi người có chuyên môn và am hiểu về Halal.

Dưới đây là phạm vi chứng nhận Halal cho sản phẩm tiêu dùng:

  • Dược phẩm, thuốc.
  • Mỹ phẩm, sản phẩm làm đẹp.
  • Sản phẩm dệt may, sợi, da giày.
  • Sản phẩm tiêu dùng cho người đạo Hồi.
  • Hạt nhựa và vật liệu sản xuất hàng tiêu dùng, bao bì, dụng cụ.
  • Chế phẩm sinh học, hóa chất, chất xử lý nước.
  • Thiết bị, dụng cụ, máy móc.

Chứng nhận Halal cho dịch vụ

Chứng nhận Halal cho dịch vụ là xác nhận của cơ quan có thẩm quyền nhằm khẳng định dịch vụ của tổ chức/doanh nghiệp đáp ứng các yêu cầu của Tiêu chuẩn Halal và đủ điều kiện để người Hồi giáo sử dụng. Cụ thể, phải đảm bảo loại hình dịch vụ hợp pháp theo đạo Hồi với nhân viên được đào tạo bài bản về văn hóa Hồi giáo.

Dưới đây là phạm vi chứng nhận Halal cho dịch vụ:.

  • Nhà hàng, khách sạn, bếp ăn.
  • Cơ sở bán buôn, bán lẻ, vận chuyển.
  • Khu du lịch, dịch vụ du lịch thân thiện với người đạo Hồi.

Phân loại nhóm tiêu chuẩn Halal theo chương trình chứng nhận

Doanh nghiệp khi lực chọn xuất khẩu hàng vào thị trường Hồi Giáo cần lưu ý. G-Global cung cấp các chương trình chứng nhận của từng thị trường. Hiện nay có 3 thị trường lớn mà các doanh nghiệp cần chú ý tới:

Chứng nhận GCC ( Hợp đồng hợp tác vùng Vịnh )       

  • Thời hạn: 3 năm ( đánh giá chứng nhận năm đầu, năm sau đánh giá giám sát )
  • Pham vị xuất khẩu: Các nước trong GCC – Saudi arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman và tất cả các nước khác trên thế giới ngoại trừ Thổ Nhỹ Kỳ, Indonesia, Malaysia và Singapore
  • Pham vi sản phẩm: Thực phẩm – UAE.S.2055-1:2015 – Halal Products – Part1: General Requirement for Halal food,…

Chứng nhận BPJPH ( Indonesia )

  • Thời hạn: 1 năm
  •  Pham vi xuất khẩu: Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia và khối GCC. Tất cả các quốc gia khác còn lại đều chấp nhận chứng nhận BPJPH
  • Phạm vi sản phẩm: Thực phẩm – HAS 23291,…

Chứng nhận JAKIM

  • Thời hạn: 1 năm
  • Phạm vi xuất khẩu: Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Indonesia và khối GCC. Tất cả các quốc gia khác còn lại đều chấp nhận chứng nhận JAKIM
  • Pham vi sản phẩm: Dịch vụ, Mỹ phẩm. Thực phẩm,…MS 1500:2019 – Halal food – General Requirement,…

Trong trường hợp doanh nghiệp muốn xuất sản phẩm vào nhiều nước thì có thể chọn nhiều mẫu chứng nhận cùng một lúc.

Dấu hiệu chứng nhận HALAL có hiệu lực

STT LOGO Thông tin
1

 

Cơ quan công nhận GAC (GCC Accredition Center)

Thuộc Hội đồng hợp tác Vùng Vinh gồm các quốc gia: Saudi arabia, Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE), Kuwait, Qatar, Bahrain và Oman

Chứng nhận Halal được cấp bởi tổ chức chứng nhận được công nhận bởi GAC được công nhận và sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới đặc biệt là các nước trong Hội đồng hợp tác Vùng Vịnh GCC.

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm tổ chức chứng nhận có thể cấp chứng nhận GCC qua đường link sau:

Tra cứu GCC

 

Cơ quan công nhận BPJPH của Indonesia
Chứng nhận BPJPH được cấp sẽ có hiệu lực 1 năm và được phép xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Indonesia và tất cả các nước trên thế giới ( trừ Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc hội đồng hợp tác Vùng Vịnh GCC )
Cơ quan công nhận JAKIM của Malaysia

Chứng nhận JAKIM được cấp phép sẽ có hiệu lực 1 năm và được phép xuất khẩu sản phẩm vào thị trường Malaysia và tất cả các nước trên thế giới ( Trừ Indonesia, Thổ Nhĩ Kỳ và các nước thuộc hội đồng hợp tác Vùng Vịnh GCC )

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm tổ chức chứng nhận có thể cấp chứng nhận Halal JAKIM qua đường link sau:

Tra cứu Jakim

Cơ quan công nhận Cicot của Thái Lan

Chứng nhận Cicot của Thái lan cũng là chứng chỉ được nhiều doanh nghiệp sử dụng để xuất khẩu hàng hóa qua Thái Lan và các nước khác trên thế giới

Doanh nghiệp có thể tìm kiếm tổ chức chứng nhận có thể cấp chứng nhận Halal Cicot qua đường link sau:

Tra cứu Cicot

 Ngoài ra còn có những tổ chứng nhận khác đại diện cho từng quốc gia, hiện nay vì chưa có sự chấp nhận chung của tất cả các quốc gia vào một mẫu giấy chứng nhận Halal duy nhất nên các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hàng hóa qua các nước đạo Hồi cần xin chứng nhận Halal riêng biệt của các nước. Doanh nghiệp cần chuẩn bị kĩ thông tin hoặc liên hệ với tổ chức tư vấn để được hỗ trợ tốt nhất về chứng nhận Halal

Quy trình cấp giấy chứng nhận Halal

Khách hàng nộp hồ sơ chứng nhận Halal

Khách hàng điền thông tin vào đơn đăng ký chứng nhận Halal và lựa chọn thị trường Halal phù hợp với nhu cầu của khách hàng

Ký kết hợp đồng

  • Sau ký đã lựa chọn được thị trường Halal phù hợp Tổ chức tư vấn chứng nhận sẽ tiến hành báo giá chứng nhận dựa trên thông tin khách hàng cung cấp
  • Ký kết hợp đồng theo thỏa thuận thống nhất về quy trình, chi phí, các điều khoản của hai bên

Tiến hành đánh giá

Khách hàng cần chuẩn bị hồ sơ bao gồm:

  • Giấy phép, hồ sơ pháp lý của doanh nghiệp
  • Các mẫu giấy chứng nhận: ISO, HACCP, GAP, …
  • Quy trình sản xuất, chế biến sản phẩm

Hoàn thiện sau đánh giá và cấp chứng nhận

  • Sau khi chuyên gia Halal đánh giá doanh nghiệp, chuyên gia sẽ hỗ trợ khác phục và hoàn thiện các điểm chưa phù hợp với tiêu chí đánh giá Halal của doanh nghiệp ( cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất,… )
  • Doanh nghiệp hoàn thành đủ những tiêu chí do chuyên gia Halal đánh giá cung cấp -> Tiến hành cấp chứng nhận Halal

Đánh giá sau giám sát

Tùy thuộc vào chứng nhận Halal cho từng khu vực sẽ có đánh giá giám sát hàng năm. Tổ chức tư vấn chứng nhận sẽ đánh giá lại doanh nghiệp, đảm bảo áp dụng đúng theo các tiêu chuẩn Halal

Lý do nên chọn tư vấn chứng nhận Halal tại G-GLOBAL

✔️G-GLOBAL với các chuyên gia hiểu biết về chứng nhận Halal cung cấp dịch vụ tư vấn cho doanh nghiệp nhằm đạt được các yêu cầu của bộ quy tắc này trước khi tiến hành đánh giá đầy đủ.

✔️Việc chuẩn bị đầy đủ trước khi chứng nhận sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm được tối đa chi phí và thời gian để có được chứng nhận Halal

✔️G-GLOBAL có đội ngũ chuyên gia chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm, làm việc trên toàn quốc.

✔️Nhân viên G-GLOBAL  sẵn sàng tư vấn và giải đáp thắc mắc 24/7

✔️G-GLOBAL đảm bảo cung cấp dịch vụ với chất lượng nhất quán cho khách hàng trên mọi miền tổ quốc.

Vui lòng liên hệ với G-GLOBAL để nhận được Chứng nhận HALAL Quốc tế nhanh nhất!

G-GLOBAL
Address  Tòa nhà HLT – Tầng 7 –  Số 23 Ngõ 37/2 Dịch Vọng – Cầu Giấy –  Hà Nội
Hotline 0985.422.225
Email gglobal@gmail.com

GGLOBAL

GGLOBAL cam kêt đem lại dịch vụ uy tín và chất lượng nhất cho khách hàng,

Dịch vụ

Bài viết mới nhất

Danh mục bài viết

Với văn phòng hoạt động nằm trên cả 3 miền tổ quốc, GGLOBAL cam kết đem lại dịch vụ nhanh chóng và thuận tiện nhất dành cho khách hàng

 

© 2023 – GGlobal.vn

Về G-Global

Thông tin liên hệ